6 sai lầm khi dùng thuốc điều trị cúm A nhiều người mắc phải

Vào thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh, virus gây bệnh về đường hô hấp phát triển. Triệu chứng của bệnh cúm A khá tương đồng với những bệnh về đường hô hấp khác, do đó nhiều người tự ý điều trị tại nhà.

Việc này có thể gây nguy hiểm khiến bệnh tình thêm trầm trọng, dưới đây là 6 sai lầm khi dùng thuốc trị cúm A nhiều người mắc phải mà bạn nên biết!

1. Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Một trong những sai lầm phổ biến ở nhiều người đó là tự ý dùng kháng sinh để điều trị mọi loại bệnh, bởi suy nghĩ rằng khi uống kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng bệnh cúm A là bệnh do virus gây bệnh nên việc dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Theo ThS.Nguyễn Quốc Khánh thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống, việc uống kháng sinh sai cách cũng như uống độc dược, uống quá liều có thể gây nhiều tác dụng phụ chứ không hẳn là điều trị tốt hơn. Nhẹ thì gây ngứa ngáy trên da, nổi ban, còn nếu nặng sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, bạn không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà hãy tuân theo đúng sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!



2. Tự ý dùng thuốc Tamiflu

Thuốc Tamiflu là loại thuốc được nhiều người biết đến, bởi mọi người xem loại thuốc này như thần dược. Do đó mỗi khi cứ hắt hơi, sổ mũi, cảm, ho, nhức đầu,...là cứ tìm mua và dùng  loại thuốc này để điều trị.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng không phải người mắc bệnh cúm nào cũng dùng Tamiflu sẽ có hiệu quả, an toàn. Đối với người mắc bệnh cúm thường thì có thể tự khỏi mà không phải điều trị.

Thuốc điều trị cúm Tamiflu là loại thuốc hỗ trợ, giảm triệu chứng và giúp khỏi bệnh nhanh hơn chứ không phải là thuốc đặc hiệu điều trị cúm A.

3. Tự ý ngừng dùng thuốc

Nhiều bố mẹ mang tâm lý rằng khi đã khỏi bệnh thì có thể ngừng dùng thuốc được, không chỉ riêng mắc bệnh cúm A mà kể cả khi điều trị nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, việc dấu hiệu của bệnh thuyên giảm nhưng chưa hẳn là virus trong người đã bị tiêu diệt, đẩy lùi.

Việc tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa tiêu diệt hẳn virus sẽ khiến virus âm thầm phát triển trở lại và gây tái phát bệnh. Thậm chí bệnh quay trở lại còn nặng hơn và khó điều trị hơn trước.

4. Kết hợp nhiều loại thuốc

Một sai lầm nữa mà nhiều người mắc phải đó là cứ mỗi khi thấy sốt, ho, cảm,...là tự ý kê đơn, tìm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, trị cúm nhằm điều trị các triệu chứng nêu trên.

Việc dùng nhiều loại thuốc một cách tự ý không theo đơn có thể vô tình làm tăng liều thuốc, cụ thể là dư thừa paracetamol, một thành phần thường thấy trong các loại thuốc trị ho, cảm, sổ mũi.

Việc bổ sung dư thừa paracetamol sẽ có thể gây ngộ độc gan, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc mà cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, nhất là khi dùng cho trẻ em.

5. Tự ý tăng, giảm liều thuốc

Bên cạnh việc tự ý ngừng dùng thuốc khi cảm thấy khỏi bệnh thì nhiều người còn có thói quen xấu là tự ý tăng, giảm liều thuốc với mong muốn nhanh khỏi bệnh.

Tuy nhiên đây là một quan nhiệm sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, việc tăng liều thuốc có thể sẽ khiến cơ thể bị "nhờn thuốc" hoặc ngộ độc, còn nếu tự ý giảm liều thuốc thì tác dụng điều trị bệnh sẽ không được đảm bảo.


6. Dùng bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc

Bên cạnh các bài thuốc Tây, nhiều bài thuốc dân gian truyền miệng cho rằng tốt cho việc điều trị cúm A cũng được nhiều người sử dụng.

Tuy nhiên, theo BS. Trần Đồng thì bạn tuyệt đối không dùng những bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để chữa cúm A, nhất là ở trẻ em.

Không nên xông hơi bằng cách trùm chăn, đóng cửa kín cho đổ mồ hôi. Việc này chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng, mất nước cơ thể và gây kiệt sức, suy giảm hệ miễn dịch.

Vừa rồi là những thông tin về 6 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc điều trị cúm A mà nhiều người mắc phải. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

腺病毒感染的症状

如何在家有效、安全地护理和治疗红眼病

如何治疗孕妇红眼病